Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua nghiên cứu chủ đề " hoạt động trải nghiệm sáng tạo" l

Thứ hai - 15/03/2021 14:17
1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CẤP TỔ:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA NGHIÊN CỨU CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
  1. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.
  1. ĐẶT VẤN ĐÊ
  1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.
a) Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Khái niệm hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ dạy học các môn học và được sử dụng cùng với khái niệm hoạt động dạy học các môn học. Như vậy, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp).
Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm:
- Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo các chủ đề giáo dục.
- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông) giúp học sinh tìm hiểu để định hướng tiếp tục học tập và định hướng nghề nghiệp.
- Hoạt động giáo dục nghề phổ thông (cấp Trung học phổ thông) giúp học sinh hiểu được một số kiến thức cơ bản về công cụ, kĩ thuật, quy trình công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một số nghề phổ thông đã học; hình thành và phát triển kĩ năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn; có một số kĩ năng sử dụng công cụ, thực hành kĩ thuật theo quy trình công nghệ để lảm ra sản phẩm đơn giản.
b) Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
2. So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình mới được thể hiện trong bảng sau:
Đặc trưng Môn học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Mục đích chính
 
Hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động của học sinh. Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
Nội dung - Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn
- Được thiết kế thành các phần chương, bài, có mối liên hệ logic chặt chẽ.
- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.
- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm
Hình thức tổ chức - Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn chế về không gian, thời gian, quy mô và đối tượng tham gia...
- Học sinh ít cơ hội trải nghiệm
- Người chỉ đạo, tổ chức họat động học tập chủ yểu là giáo viên.
- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng...
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...)
Tương tác, phương pháp - Chủ yếu là thầy - trò,
- Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt động là chính
- Đa chiều
- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính
Kiểm tra, đánh giá - Nhấn mạnh đến năng lực tư duy
- Theo chuẩn chung
- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng điểm số
- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa
- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét
   Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và phân hóa cao. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được, thể hiện qua các chủ đề đa dạng, phong phú vừa đảm bảo yêu câu chung và vừa phù hợp với đặc điểm của từng trường, địa phương.
Hoạt động TNST là một bộ phận của chương trình; Có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học. Gắn lí thuyết với thực tiển.
Hoạt động TNST nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lí xã hội …; giúp hs tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình; Làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.
B.CÁC GIẢI PHÁP THỰCHIỆN
Qua quá trình dạy học, cùng với việc nghiên cứu tài liệu, dự giờ, học hỏi các đồng nghiệp, nhóm chúng tôi tự tích luỹ cho mình một số phương pháp, kĩ năng khi dạy hoạt động TNST . Trên cơ sở nêu trên, chúng tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề: “Day học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua nghiên cứu chủ đề  TNST “CHẾ TẠO THƯỚC ĐO. Đây là một trong những tiết dạy mà GV có thể hình thành và phát triển một số các năng lực cũng như phẩm chất, thái độ tích cực phù hợp với lứa tuổi HS.
  1. Các bước thực hiện chuyên đề
  • Thảo luận nhóm chuyên môn chọn chuyên đề và xác định mục tiêu.
  • Nhóm chuyên môn soạn bài.
  •  Dạy mẫu bài:
 
D. KẾT LUẬN
Với cách hiểu về HĐTNST như trên, có thể thấy bất kỳ môn học, lĩnh vực nào cũng có thể xây dựng nội dung trải nghiệm. Nội dung trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng, mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập, giáo dục như: đạo đức, trí tuệ, kỹ năng sống, giá trị sống, nghệ thuật, thẩm mỹ, thể chất, an toàn giao thông, môi trường ... Giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề thiết thực, gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
HĐTNST là hoạt động giáo dục có ưu thế về quy mô tổ chức. Có nhiều cách tổ chức như: theo nhóm, lớp, khối lớp, trường hoặc liên trường. HĐTNST có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, hội phụ huynh, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, người lao động tiêu biểu ở địa phương…
HĐ TNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những HĐGD được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐ TNST phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Ở đây có 4 phương pháp chính, đó là:
Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện, khả năng của các em mà GV có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp. Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HS và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có.
– Hoạt động TNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra hoạt động TNST còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau:
– Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;
– Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;
– Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;
– Năng lực định hướng nghề nghiệp;
– Năng lực khám phá và sáng tạo;
Chính vì vậy đầu ra của hoạt động TNST khá đa dạng và khó xác định mức độ chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa.

E. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUYÊN ĐỀ

Chuyên đề có thể tiếp tục được áp dụng các môn học khác của khối THCS.
                                                                                 
                                                                            Tổ khoa học tự nhiên
 
 
 

Nguồn tin: Tổ KHTN - Năm học 2020-2021

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây